Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
694963

Về thăm nghè Giáp thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn

Ngoài việc là địa điểm văn hóa tâm linh, nghè Giáp còn được biết đến là nơi đặc biệt coi trọng sự học, đón các Thái học sinh - Tiến sĩ sau khi đỗ đạt về bái yết tổ tiên, gặp gỡ dân làng.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên thuộc xã Tân Ninh (nay là Thị Trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có diện tích gần 100 ha. Trong đó Di tích Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa, đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hoá. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ huyện Triệu Sơn, Như Thanh, qua Nông Cống đổ về Nghệ An, với chiều chiều dài gần 20km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đây đã là vùng có cư dân sinh sống và khá phát triển.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Lăng mộ Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải

Lăng mộ Lê Thì Hiến (1610- 1675) tại quê hương ông ở thôn Phú Hào, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong một địa thế đẹp , cách thành phố Thanh Hóa 25km về phía Tây trên quốc lộ 47, có sông nhà Lê ôm ấp phía đông và nam.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Về di tích lịch sử, văn hóa Quốc Gia đền thờ Tể tướng Thái bảo Đại vương Nguyễn Hiệu

Nguyễn Hiệu vốn họ Hà, sinh ra ở Hà Tây (nay là Hà Nội), lên 8 tuổi, được người cô ruột đem về xã Lan Khê, Nông Cống (nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn) Thanh Hóa nuôi dưỡng và đổi theo họ của người chồng. Từ đó ông có tên là Nguyễn Hiệu (1674-1735).

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Chùa Hòa Long, Phủ Vạn xã Tiến Nông điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh

Theo cuốn Chùa xứ Thanh Tập II – Tác giả Đại Đức Thích Tâm Đức – Xuất bản năm 2016, Chùa Hòa Long (Hòa Long tự) thuộc làng Hòa Triều, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn. Nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Ông Sư.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Phủ Tía - nơi lưu dấu ấn về nữ anh hùng dân tộc

Phủ Tía xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn dưới chân núi Nưa từ lâu được biết đến là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, lưu dấu ấn đậm nét về Bà Triệu gắn với công lao, đóng góp của bà cho dân tộc.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng xã Thọ Tân

Xã Thọ Tân là một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Khu di tích “Đền vua Đinh” thờ Đinh Tiên Hoàng đang hiện hữu tại làng Quan Thành, được xây dựng từ thời Hậu Lê để lưu danh công đức của Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn “Thập nhị sứ quân” lập nên kinh đô mới Hoa Lư có dừng chân và lập căn cứ quân sự ở đây.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem

Đình Tam Lạc (đình Tám Mái xã Xuân Thọ) mang đậm không gian văn hóa Việt.

Đình Tam Lạc (còn có tên gọi khác là đình Tám Mái thuộc xã Xuân Thọ huyện Triệu Sơn) là một trong những ngôi đình trên địa bàn huyện Triệu Sơn đang còn lưu giữ nguyên kiến trúc ban đầu, mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc và mang đậm không gian của văn hóa người Việt xưa.

Đăng lúc 9 ngày trước · 0 lượt xem