Về thăm nghè Giáp thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn
Đăng lúc: 10:00:00 08/10/2024 (GMT+7)
Ngoài việc là địa điểm văn hóa tâm linh, nghè Giáp còn được biết đến là nơi đặc biệt coi trọng sự học, đón các Thái học sinh - Tiến sĩ sau khi đỗ đạt về bái yết tổ tiên, gặp gỡ dân làng.
Nét cổ kính Nghè Giáp.
Nghè Giáp là một trong số các đền thờ Đức thánh Lưỡng - Tam Xung Tá quốc Lê Hựu (còn cách gọi khác là Hữu) - con trai thứ ba của Thái thú quận Cửu Chân Lê Ngọc (Lê Cốc). Ngoài ra Nghè Giáp còn được phối thờ các vị tiên công - người đứng đầu các dòng họ đã có công về đây khai hoang lập làng. Đến thời nhà Trần suy vong, vì cảm kích công lao và tấm lòng trung của danh tướng Trần Khát Chân (người đã bị Hồ Quý Ly xử trảm cùng với hơn 370 tướng sĩ vì đã tham gia vụ việc ở lễ Minh Thệ núi Đốn lúc bấy giờ) với vương triều Trần, nên dân làng Kẻ Nưa đã phối thờ ông tại Nghè Giáp. Nghè Giáp đã nổi tiếng linh thiêng. Ngoài việc là địa điểm văn hóa tâm linh, nghè Giáp còn được biết đến là nơi đặc biệt coi trọng sự học, đón các Thái học sinh - Tiến sĩ sau khi đỗ đạt về bái yết tổ tiên, gặp gỡ dân làng.
Ngay gian chính giữa của nghè có kê một sập gỗ lớn, chỉ các ông Nghè và các cụ cao niên tuổi trên 80 mới được ngồi vào đây. Có lịch sử ra đời từ rất sớm, nhưng trải qua thời gian, nghè Giáp vẫn giữ được kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Trong quá khứ, cấu trúc di tích nghè Giáp theo kiểu chữ “U” với chính điện ở giữa, nhà giải vũ hai bên. Hiện nay, nhà giải vũ đã được tôn tạo lại. Chính điện nghè Giáp mang nét kiến trúc riêng với “vóc dáng” cao to hơn các di tích cùng thời. Vào bên trong di tích, dễ dàng cảm nhận được dấu ấn thời gian phủ lên từng thớ gỗ. Những cột gỗ lim người ôm không xuể, xung quanh là ván thưng cũng được sơn đen. Sự hài hòa giữa cột, kèo tạo sự thanh thoát, chắc chắn. Các mảng chạm khắc rồng cuộn, hổ phù tuy không dày đặc song vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Mái Nghè cong mềm mại, bên trên trang trí các linh vật (rồng, nghê...) tạo sự uy nghiêm. Đây là kiểu kiến trúc thường thấy ở các di tích thời Hậu Lê.
Khác với chính điện, nghi môn di tích mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn, cổ kính, rêu phong với cổng chính bề thế và cổng phụ hai bên. Ngoài hình ảnh “hổ phù” thường thấy, thì những phù điêu đắp nổi như: ngựa, voi, hổ trên những bức tường bên ngoài cổng với vóc dáng dũng mãnh, khỏe khoắn vô cùng ấn tượng. “Nghè Giáp là một trong số 9 di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thị trấn Nưa. Dù đi qua thời gian với nhiều thăng trầm lịch sử, song tổng thể không gian kiến trúc di tích vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn, còn có một số hiện vật, đồ thờ có niên đại lâu đời. Người dân địa phương tin rằng, nghè Giáp có lịch sử khởi dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII. Vào năm 1992, nghè Giáp đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.
Nghè Giáp là điểm tựa tâm linh quan trọng trong đời sống cộng đồng dân cư. Không chỉ làng xã, mỗi gia đình khi có việc quan trọng, người dân đều đến đây dâng hương cầu mong được thần linh phù trợ, giúp đỡ. Chính bởi niềm tin bền vững đó mà nghè Giáp đã được Nhân dân bảo vệ, giữ gìn trước những biến cố của lịch sử, thời đại./.
Biên tập theo bài viết đăng trên báo Thanh Hóa - Văn Hùng:
Ngay gian chính giữa của nghè có kê một sập gỗ lớn, chỉ các ông Nghè và các cụ cao niên tuổi trên 80 mới được ngồi vào đây. Có lịch sử ra đời từ rất sớm, nhưng trải qua thời gian, nghè Giáp vẫn giữ được kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Trong quá khứ, cấu trúc di tích nghè Giáp theo kiểu chữ “U” với chính điện ở giữa, nhà giải vũ hai bên. Hiện nay, nhà giải vũ đã được tôn tạo lại. Chính điện nghè Giáp mang nét kiến trúc riêng với “vóc dáng” cao to hơn các di tích cùng thời. Vào bên trong di tích, dễ dàng cảm nhận được dấu ấn thời gian phủ lên từng thớ gỗ. Những cột gỗ lim người ôm không xuể, xung quanh là ván thưng cũng được sơn đen. Sự hài hòa giữa cột, kèo tạo sự thanh thoát, chắc chắn. Các mảng chạm khắc rồng cuộn, hổ phù tuy không dày đặc song vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Mái Nghè cong mềm mại, bên trên trang trí các linh vật (rồng, nghê...) tạo sự uy nghiêm. Đây là kiểu kiến trúc thường thấy ở các di tích thời Hậu Lê.
Khác với chính điện, nghi môn di tích mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn, cổ kính, rêu phong với cổng chính bề thế và cổng phụ hai bên. Ngoài hình ảnh “hổ phù” thường thấy, thì những phù điêu đắp nổi như: ngựa, voi, hổ trên những bức tường bên ngoài cổng với vóc dáng dũng mãnh, khỏe khoắn vô cùng ấn tượng. “Nghè Giáp là một trong số 9 di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thị trấn Nưa. Dù đi qua thời gian với nhiều thăng trầm lịch sử, song tổng thể không gian kiến trúc di tích vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn, còn có một số hiện vật, đồ thờ có niên đại lâu đời. Người dân địa phương tin rằng, nghè Giáp có lịch sử khởi dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII. Vào năm 1992, nghè Giáp đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.
Nghè Giáp là điểm tựa tâm linh quan trọng trong đời sống cộng đồng dân cư. Không chỉ làng xã, mỗi gia đình khi có việc quan trọng, người dân đều đến đây dâng hương cầu mong được thần linh phù trợ, giúp đỡ. Chính bởi niềm tin bền vững đó mà nghè Giáp đã được Nhân dân bảo vệ, giữ gìn trước những biến cố của lịch sử, thời đại./.
Biên tập theo bài viết đăng trên báo Thanh Hóa - Văn Hùng:
Tin khác
Tin nóng
- Hướng dẫn xây dựng Chi đoàn mạnh
- Quy chế thi đua khen thưởng nhiệm kỳ 2022 - 2027
- Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa XII
- Thông báo phân công nhiệm vụ các đồng chí Ủy viên BCH, BTV Huyện đoàn Triệu Sơn khóa XVI, nhiệm kỳ 2022 – 2027
- Hướng dẫn kết nạp đoàn viên mới năm 2023
- Văn kiện Đại hội lần thứ XVI
- HD Đoàn viên, thanh thiếu niên khối trường học về sinh hoạt tại địa bàn dân cư giai đoạn 2022 - 2027
- V/v Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2022)
- HD bình xét thi đua công tác Đoàn - Đội - Hội Chữ thập đỏ khối trường học năm học 2021 - 2022
- KH Tháng Thanh niên năm 2022
- V/v tổ chức các hoạt động chăm lo cho thiếu nhi vui đón Tết Nguyên đán - Nhâm Dần năm 2022
- V/v thông báo lịch duyệt kế hoạch Đại hội Đoàn cấp cơ sở nhiệm kỳ 2022 - 2027
- V/v đăng ký công trình thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn cấp cơ sở, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Triệu Sơn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022 - 2027
- HD tuyên truyền Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2022 – 2027
- V/v đăng ký tổ chức Chương trình định hướng nghề nghiệp dành cho học sinh khối 12
- HD triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm học 2021 - 2022
- V/v triển khai cuộc thi trực tuyến Bác Hồ với Thanh hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác
- V/v tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII của ĐTNCS Hồ Chí Minh
- V/v triển khai cuộc thi trực tuyến thanh niên với văn hóa giao thông năm 2021
- V/v củng cố Đội hình tình nguyện sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện